Jannik Sinner chơi đầy ấn tượng ở Davis Cup 2024 (Ảnh: Getty).
Sang set 2, De Minaur cố gắng duy trì thế trận khá cân bằng trước Sinner. Điểm nhấn trận đấu đến ở game thứ 9, Sinner tạo ra bước ngoặt với việc giành break point. Sau đó, tay vợt người Italy không bỏ lỡ cơ hội để đánh bại đối thủ ở set đấu này với chiến thắng 6-4.
Jannik Sinner vượt qua đối thủ người Australia sau hai set với các tỷ số 6-3, 6-4 đầy thuyết phục và giúp Italy đánh bại Australia ở bán kết Davis Cup 2024. Ở trận đấu trước đó, Berrettini (Italy) hạ gục Kokkinakis (Australia) sau 3 set đấu với tỷ số 6-7, 6-3, 7-5.
Đối thủ của đội tuyển Italy ở chung kết Davis Cup 2024 là Hà Lan. Tối 22/11, đội tuyển Hà Lan xuất sắc vượt qua Đức ở bán kết đầy thuyết phục. Botic Van De Zandschulp đánh bại Daniel Altmaier còn tay vợt số một Hà Lan Tallon Griekspoor vượt qua Jan-Lennard Struff.
Trận chung kết giữa Italy và Hà Lan ở chung kết Davis Cup 2024 sẽ diễn ra vào tối nay (24/11) tại Malaga (Tây Ban Nha). Jannik Sinner có cơ hội giành thêm danh hiệu sau mùa giải quần vợt thăng hoa với 2 Grand Slam, 3 ATP Masters 1000 cùng ngôi vô địch ở ATP Finals.
" alt=""/>Jannik Sinner tỏa sáng, đưa Italy vào chung kết Davis CupHai thợ trang điểm bị gia chủ nghi ngờ trộm 20 triệu đồng (Ảnh cắt từ clip: T.M.N.).
"Tụi con không hề bước vào phòng riêng của cô dâu. Tụi con đã ra về rồi mà còn bị giữ lại, ai nấy cũng nhìn. Nếu tìm không có (tiền), cô chú phải xin lỗi", một trong hai người thợ lên tiếng.
Để chứng minh bản thân không lấy trộm tiền, cả hai đã đồng ý cho người thân của khách hàng lục soát vali đựng đồ nghề. Trong lúc đó, vì công việc cấm kỵ người khác bước chân qua đồ nghề, hai thợ trang điểm ra sức nhắc nhở nhưng những người lục soát không bận tâm.
Đáng chú ý, sau khi kiểm tra vali và phát hiện không có tiền bên trong, gia đình của khách hàng vẫn không để hai thợ trang điểm ra về mà liên tục lớn tiếng cãi vã. Đỉnh điểm, một người phụ nữ đã yêu cầu hai cô gái cởi quần áo để kiểm tra một lần nữa.
Bức xúc, cả hai lên tiếng, yêu cầu mời công an vào cuộc thì bị người phụ nữ này dọa tát vào miệng. Vì quá sợ hãi, hai cô gái mới khóc nức nở, đành cởi quần áo để người này lục soát cơ thể.
Sau đó, dù không chứng minh được thợ trang điểm trộm tiền, người phụ nữ vẫn tiếp tục kiểm tra vali và không lên tiếng xin lỗi. Một lát sau, chú rể và một số người khác mới có mặt, xin lỗi cả hai.
"Tụi con đã cố giải thích là suốt ngày nay cả hai chỉ ở bên cạnh cô dâu, không hề bước tới phòng riêng. Tụi con đã nhờ gọi cô dâu xuống làm chứng nhưng không ai gọi cả. Thử hỏi cô chú cảm thấy như thế nào khi con cháu của mình đi làm thức khuya, dậy sớm, nhịn đói tới bây giờ rồi bị gọi vào cởi đồ lục soát, đổ oan trộm cắp?", cô gái nói trong nước mắt.
Ngay sau đó, hai thợ trang điểm đã trình báo sự việc để cơ quan chức năng vào cuộc, xử lý. Sự việc xảy ra đã khiến cư dân mạng phẫn nộ, đặc biệt là trong cộng đồng thợ trang điểm.
Không vào phòng riêng, không ăn dù được mời
Gia Bảo (24 tuổi, ngụ tại TPHCM), một thợ trang điểm có 2 năm theo nghề, vừa thấy bức xúc, vừa chạnh lòng khi theo dõi sự việc. Trong quá trình học nghề, thầy của Bảo luôn căn dặn học trò tuyệt đối không bước vào phòng riêng của gia chủ.
Khi trang điểm, thợ phải bố trí cho khách ngồi ở phòng bếp, trước bàn thờ gia tiên, hành lang hoặc phòng khách. Bởi khi gia chủ mất tài sản, họ rất dễ trở thành đối tượng bị nghi ngờ đầu tiên, như trong sự việc nói trên.
"Thậm chí, chúng tôi còn không được ngồi vào bàn ăn trong lễ cưới, dù gia đình có ngỏ lời mời. Tôi từng chứng kiến đồng nghiệp bị gia chủ trừ tiền công trang điểm vì tin lời mời mà ngồi vào bàn ăn. Ngoài ra, khi đi làm, ê-kíp phải có ít nhất 2 người để có thể hỗ trợ lẫn nhau khi có vấn đề xảy ra", Gia Bảo chia sẻ.
Thợ trang điểm không chỉ cần giỏi về chuyên môn mà còn phải rèn luyện kỹ năng giao tiếp (Ảnh minh họa: H.L.).
Cô gái cho hay để trở thành một thợ trang điểm chuyên nghiệp, họ phải học ít nhất 4 tháng, vào nghề thì thậm chí mất vài năm vì tay nghề chưa vững. Làm dịch vụ nên thợ trang điểm không chỉ cần rèn luyện kỹ năng thật giỏi, mà còn phải biết cách giao tiếp, thậm chí hạ mình để không phá hỏng ngày vui của khách.
Tiền công kiếm được chỉ đủ trang trải cuộc sống, Bảo bộc bạch, phải yêu nghề lắm mới có thể bám trụ, bởi nghề này rất vất vả. Đa phần, lễ cưới bắt đầu từ rất sớm nên họ phải làm việc từ 0h hoặc rạng sáng để kịp hoàn chỉnh diện mạo cho cô dâu.
"Có lần, cô dâu ngủ quên, chúng tôi gọi mãi không bắt máy. Thợ phải mang thùng đồ nghề rất nặng, đứng trước nhà chờ trong vô vọng lúc nửa đêm, cảm giác vừa sợ, vừa bất an. Không những vậy, trong lúc làm việc, chúng tôi còn hay bị người khác soi mói nhưng lại không thể lên tiếng, phản ứng", cô gái nói.
" alt=""/>Thợ trang điểm bị vu trộm tiền, bị lột đồ kiểm traThứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trong chuyến công tác tại Campuchia (Ảnh: Bộ Ngoại giao).
Trong chương trình công tác tại Campuchia, Đoàn công tác Bộ Ngoại giao do Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài dẫn đầu đã đến thăm bà con gốc Việt và lớp học trên Biển Hồ tại các tỉnh Kampong Chhnang, Battambang (Campuchia) và tham dự Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Ban Chấp hành Chi hội Khmer - Việt Nam tỉnh Siêm Riệp.
Ngày 1/12, tại các cuộc tiếp xúc với bà con đang sinh sống tại khu tái định cư ở huyện Kampong Tralach, tỉnh Kampong Chhang, sau khi lắng nghe tâm tư, tình cảm của bà con, Thứ trưởng chia sẻ với những khó khăn, thách thức mà bà con gặp phải trong môi trường sống mới; đánh giá cao nỗ lực chuyển đổi nghề nghiệp của bà con.
Thứ trưởng nhấn mạnh bà con cần nâng cao nhận thức và có ý chí vươn lên trong cuộc sống. Việc tham gia các chương trình chuyển đổi nghề nghiệp là cơ hội để bà con có thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống, con cái được học hành, là cơ sở cho một tương lai tốt đẹp hơn. Bà con cần coi nơi làm việc mới như là ngôi nhà mới của mình, gắn bó lâu dài với các doanh nghiệp.
Thứ trưởng lưu ý bà con cần nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp, chính sách của nước sở tại, đặc biệt là chấp hành các quy định liên quan đến đăng ký, gia hạn thẻ thường trú ngoại kiều. Thứ trưởng cũng đề nghị bà con chủ động thích ứng với cuộc sống mới và quan tâm đến việc học hành của con em mình.
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng tới thăm cộng đồng gốc Việt ở Campuchia (Ảnh: Bộ Ngoại giao).
Sáng ngày 3/12, Đoàn đã đến thăm bà con và lớp học trên Biển Hồ tại làng nổi Kbal Tao, tỉnh Battambang. Tại đây, Thứ trưởng ân cần thăm hỏi và trân trọng cảm ơn những việc làm của các thầy, cô giáo đối với các cháu học sinh hiện đang sinh sống ở Biển Hồ, chia sẻ những khó khăn chung của bà con gốc Việt và thầy, trò cùng các cháu học sinh đang sinh sống, học tập trên Biển Hồ.
Dịp này, Đoàn cũng tặng quà các thầy cô giáo; tặng sách vở, đồ dùng học tập cho các cháu học sinh tại đây.
Chiều cùng ngày, Đoàn đã tham dự Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Ban Chấp hành Chi hội Khmer - Việt Nam tỉnh Siêm Riệp. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương thành tích to lớn của Ban Chấp hành Chi hội Khmer - Việt Nam tỉnh Siêm Riệp trong suốt 10 năm qua; chúc Chi hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, là điểm tựa cho bà con người gốc Việt tại Siêm Riệp phát triển và là cầu nối củng cố quan hệ hai nước.
Thứ trưởng đề nghị lãnh đạo Hội tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực của đội ngũ Ban Chấp hành Hội các cấp, xây dựng cộng đồng ngày càng phát triển, đóng góp tích cực vào đời sống kinh tế, xã hội Campuchia, đồng thời hướng về xây dựng quê hương đất nước.
Cùng với đó, tăng cường quan hệ, phối hợp với lực lượng chức năng, chính quyền Campuchia hỗ trợ công tác giải quyết địa vị pháp lý, chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định cuộc sống để giúp bà con vươn lên trong cuộc sống và hòa nhập với xã hội sở tại.
" alt=""/>Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thăm bà con gốc Việt tại Campuchia